Từ là gì? Đơn vị cấu tạo nên từ là gì? Từ có bao nhiêu loại?

3.7/5 - (4 votes)
Từ là gì? Đơn vị cấu tạo nên từ là gì? Từ có bao nhiêu loại?

Từ là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong nhiều môn học, lĩnh vực đời sống khác nhau. Tuy nhiên để hiểu và nắm được rõ nghĩa về khái niệm từ thì là điều không phải ai cũng biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu từ là gì và cấu tạo của từ trong tiếng việt qua bài viết dưới đây nhé. 

Từ là gì?

Từ được hiểu là đơn vị nhỏ nhất để cấu thành nên một câu hoàn chỉnh. Từ có thể được dùng để chỉ sự vật, hoạt động, hiện tượng, tính chất, trạng thái. Từ có nhiều công dụng và đóng nhiều vai trò ngữ pháp trong một câu. Nó có thể là một danh từ, động từ, tính từ hay trạng từ, đại từ,….

tu-la-gi
Từ là gì?

Theo định nghĩa về từ được nêu ra trong SGK lớp 6, nghĩa của từ là nội dung bao gồm những thuộc tính, khái niệm, quan hệ, chức năng mà từ đó biểu thị, đi kèm với đó là những yếu tố ngoại lai như sự vật, hiện tượng, tư duy,… 

Một từ thường có hai mặt: mặt hình thức vật chất và mặt nội dung ý nghĩa, Hai mặt của từ thường được kết nối và có tác động qua lại lẫn nhau. Ý nghĩa của từ không tồn tại trong ý thức của con người. 

Đơn vị cấu tạo nên từ là gì

Đơn vị cấu tạo nên từ là tiếng, đơn vị cấu tạo nên câu là từ. Mỗi từ được tạo thành từ một âm tiết thì được gọi là từ đơn. Những từ có hai hoặc nhiều từ là từ phức. Từ phức được tạo thành bằng cách ghép một số từ có quan hệ nghĩa với nhau. Từ ghép là những từ phức mà giữa các từ đều có ý nghĩa. 

Bạn có thể quan tâm

từ chỉ đặc điểm là gì

danh từ là gì

tình thái từ là gì

từ chỉ sự vật là gì

đại từ là gì

quan hệ từ là gì

Từ có bao nhiêu loại

tu-co-bao-nhieu-loai
Từ có bao nhiêu loại

Có 3 loại đó là

Từ ghép là gì

Từ ghép là từ chứa hai hoặc nhiều hơn hai hình vị, trong đó mỗi từ đơn khi tách ra đều thể hiện một ý nghĩa cụ thể. Từ ghép được chia thành 2 loại chính là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. 

Từ ghép đẳng lập

Từ ghép đẳng lập có một số đặc điểm nổi bật như sau:

  • Các thành tố trong từ mang mối quan hệ ngữ pháp bình đẳng
  • Ý nghĩa ngữ pháp do cơ chế đẳng lập tạo ra mang ý nghĩa tổng hợp, chỉ sự vật đặc trưng chung (gồm tính chất, hành động, trạng thái, quan hệ)

Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nên ý nghĩa của từ ghép, từ ghép đẳng lập được chia thành 3 kiểu:

Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa

Mỗi hình vị của từ ghép đẳng lập gộp nghĩa cùng nhau gộp lại để thể hiện ý nghĩa chung của cả từ đó, trong đó ý nghĩa chung có thể bao hàm cả ý nghĩa của từng hình vị.

Khi sử dụng, nghĩa chung của từ có thể ứng với tất cả các sự vật, đặc trưng do từng hình vị gọi tên, cũng có thể chỉ ứng với một số sự vật, đặc trưng được nhắc đến trong một hình vị. Có thể sử dụng riêng từng hình vị như một từ đơn với ý nghĩa của từng từ rời này là khác nhau. 

Ví dụ: xăng dầu, điện nước, học tập, sách vở, ăn uống,…. 

Từ ghép đẳng lập lặp nghĩa

Trong từ ghép đẳng lập lặp nghĩa, các hình vị là các yếu tố đồng nghĩa hoặc gần nghĩa, cùng nhau gộp lại để thể hiện ý nghĩa chung của từ ghép đó. Ý nghĩa của từ ghép này tương đương với ý nghĩa của từng hình vị trong trường hợp những hình vị này được sử dụng như một từ đơn. 

Ví dụ: binh lính, núi non, thay đổi, tìm kiếm, cấp bậc,… 

Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa

Loại từ ghép này tương ứng với ý nghĩa của hình vị rõ nghĩa nhất trong số các hình vị xuất hiện trong từ. Ý nghĩa của hình vị còn lại có xu hướng bổ sung cho ý nghĩa tổng hợp chung của từ ghép đó.

Ví dụ: đường sá, xe cộ, bếp núc, chợ búa, sầu muộn,…

Từ ghép chính phụ

Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ ghép chính phụ là mối quan hệ bất bình đẳng, có vế chính vế phụ. Vế chính thường để chỉ những sự vật, đặc trưng lớn còn vế phụ thường để cụ thể hoá loại sự vật, đặc trưng đó.

Từ ghép chính phụ dị biệt

Đây là loại từ ghép mà trong đó tên gọi được nêu ở vế chính được cụ thể hoá bằng cách thêm vào một phần tên gọi của vế phụ, khiến cho những sự vật cùng loại được gọi ở vế chính phân biệt với nhau. 

Ví dụ: – xe máy, xe đạp, xe bò, xe lửa,…

– dưa chuột, dưa gang, dưa hấu, dưa bở,…

– văn học, hoá học, toán học, sử học,…

Từ ghép chính phụ sắc thái hoá

Loại từ ghép này có vế phụ bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho toàn bộ từ ghép này khác nghĩa so với vế chính, trong điều kiện vế chính hoạt động như một từ đơn.

Ví dụ: – xanh lục, xanh lơ, xanh lè, xanh biếc,…

– thẳng tắp, thẳng đơ, thẳng tuột, thẳng đuột,… 

Từ láy là gì

tu-lay-la-gi
Từ láy là gì

Xem lại từ láy là gì

Từ ngẫu kết là gì

Ngoài những từ phổ biến thường gặp kể trên thì tiếng Việt cũng còn một lớp từ khác gọi là từ ngẫu kết. Từ ngẫu kết là từ mà giữa các thành tố của chúng không có bất kỳ mối quan hệ gì về ngữ nghĩa hay ngữ âm. Các tiếng của từ ngẫu kết được kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên, ví dụ như: bồ nông, bồ câu, mồ hôi, kì nhông, vằn thắn, sơ mi, xà phòng, cao su, hắc ín, ca cao, mùi xoa,… 

Trên đây là tổng hợp thông tin để trả lời cho câu hỏi từ là gì và những loại từ thường gặp trong tiếng Việt. Hy vọng rằng qua những tài liệu Văn học của chúng tôi, bạn đã hiểu rõ về từ tiếng Việt và biết cách sử dụng chúng sao cho hợp lý nhất.