Kim loại là một trong những vật liệu phổ biến thường gặp trong các công thức hoá học và trong đời sống hàng ngày. Vậy kim loại thực chất là gì, tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì? Hãy cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Kim loại là gì? Đặc điểm cấu tạo của kim loại
Mục lục bài viết
Nhắc đến kim loại, chúng ta sẽ biết rằng đó là một vật rắn có khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Cụ thể hơn, kim loại là những nguyên tố hoá học có thể tạo ra được các ion dương và có các liên kết kim loại. Kim loại được phân biệt bởi mức độ ion hoá cùng với phi kim và á kim.
Kim loại có 4 loại, trong đó mỗi loại có cấu tạo và ứng dụng khác nhau, phục vụ cho các mục đích sản xuất khác nhau.
- Kim loại cơ bản: là những kim loại dễ phản ứng với môi trường bên ngoài, tạo nên sự oxi hoá và sự ăn mòn. Bên cạnh đó, kim loại cơ bản thường có phản ứng với các axit dạng loãng như HCl.
- Kim loại hiếm: là những kim loại ít bị ăn mòn bởi axit và oxi. Giá trị của chúng cũng thường cao hơn so với các kim loại khác. Một số kim loại hiếm phổ biến như: vàng, bạc, bạch kim,…
- Kim loại đen: là những kim loại có chứa sắt và có từ tính, ví dụ như thép, gang hoặc các hợp kim từ sắt, chủ yếu được tạo thành từ sắt và carbon. Kim loại đen rất phổ biến và là một loại kim loại được tái chế nhiều lần.
- Kim loại màu: là các kim loại còn lại, không có màu đen, không phải sắt cũng không phải hợp kim từ sắt. Chúng thường có màu đặc trưng riêng và được sản xuất từ các quặng màu thứ sinh hoặc nguyên sinh. Kim loại màu có khả năng chống ăn mòn tốt hơn kim loại đen, có thể dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Nhiệt độ nóng chảy của chúng cũng thấp nên có khả năng đúc dễ dàng hơn kim loại đen.
Bạn có thể quan tâm
tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Tính chất đặc trưng của kim loại
Tính chất vật lý
Kim loại thường có tính cứng, có màu ánh kim, có thể dát mỏng và gia công thành nhiều hình thù đa dạng khác nhau. Nhờ có các ion mà kim loại dẫn điện tốt. Chúng cũng có từ tính, có thể dẫn nhiệt tốt và có nhiệt độ nóng chảy cao.
Kim loại cũng có đặc trưng là có tính giãn nở nhiệt, khi gặp nhiệt độ nóng chúng thường có xu hướng giãn ra và ngược lại. Ở nhiệt độ thường, hầu hết kim loại đều ở thể rắn, chỉ trừ có thuỷ ngân và copernixi là ở thể lỏng.
Về cơ tính, kim loại và hợp kim của nó có tính dẻo, có độ bền, độ nén và độ kéo nhất định. Tuỳ vào cấu tạo của mỗi kim loại mà chúng sẽ có mức độ cơ tính và lý tính thấp hơn hay cao hơn nhau.
Bên cạnh đó, kim loại cũng là loại vật liệu có nhiều ưu điểm nhất trong gia công như rèn, đúc, đột, dập, chấn, cắt gọt, hàn mài,…Đặc biệt, với công nghệ nhiệt luyện, độ cứng của kim loại và hợp kim có thể tăng lên để tạo ra được nhiều loại vật liệu khác nhau.
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là gì?
Kim loại có khả năng phản ứng với phi kim, nước, axit, muối để tạo thành các hợp chất. Phản ứng hoá học của kim loại với các chất này có thể có hoặc không có chất xúc tác đi kèm.
Tác dụng với axit
Kim loại tác dụng với axit sẽ tạo thành muối và khí H2. Trong trường hợp tác dụng với axit đặc, nóng thì phản ứng sẽ tạo ra muối Nitrat và các khí như NO, NO2, N2,… hoặc muối Sunfat và các khí H2S, SO2.
Tác dụng với phi kim
Phi kim là các nguyên tố nằm phía khu vực bên phải của bảng tuần hoàn. Phi kim không dẫn điện (ngoại trừ graphit, cacbon), dễ nhận electron (ngoại trừ hidro).
Khi kim loại tác dụng với phi kim sẽ tạo ra hợp chất oxit hoặc tạo ra các muối.
Tác dụng với nước
Ở nhiệt độ thường và nhiệt độ cao, kim loại tác dụng với nước sẽ tạo ra bazơ, kim loại kiềm hay hidro và oxit.
Tác dụng với muối
Kim loại khi tác dụng với muối của một kim loại yếu hơn nó sẽ tạo ra muối và kim loại mới
Tham khảo thêm các tài liệu hóa học tại AMA
Ứng dụng của kim loại trong đời sống
Kim loại được ứng dụng phổ biến, đa dạng ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hàng ngày.
Trong sản xuất
Kim loại được dùng để luyện kim, gia công cơ khí, sản xuất và chế tạo máy móc, thiết bị. Sắt, thép và hợp kim của chúng được dùng để tạo ra nhiều chi tiết, phụ kiện làm khuôn đúc, tạo phôi,…
Trong xây dựng
Kim loại cơ bản, kim loại đen thường được dùng để phục vụ cho các công trình xây dựng như toà nhà, nhà ở, cầu đường, các công trình kiến trúc lớn nhỏ khác,…
Trong giao thông vận tải
Kim loại được ứng dụng làm vỏ các loại phương tiện, các chi tiết máy móc và thiết bị khớp nối trong hầu hết các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, xe đạp, máy bay hay tàu thuỷ.
Trong gia dụng
Kim loại được dùng để tạo ra các sản phẩm nhằm mục đích phục vụ cho đời sống hàng ngày như dụng cụ nhà bếp, cửa, cổng, cầu thang, bàn ghế,…
Trong trang trí, thiết kế
Kim loại màu được ứng dụng trong trang trí thiết kế nội thất nhờ tính tạo hình và khả năng dễ gia công, giúp sản phẩm vừa có tính ứng dụng thực tiễn, vừa làm đẹp cho không gian với những hoạ tiết đặc sắc.
Trong hoá học
Kim loại được dùng để phân tích, nghiên cứu các phản ứng hoá học để từ đó phát triển thêm nhiều vật liệu hữu ích khác, giúp phục vụ cho cuộc sống hiện đại.
Kim loại là vật liệu hữu dụng và vô cùng cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Chúng có nhiều ưu điểm để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của đời sống. Hy vọng rằng qua những thông tin ở trên bạn đã nắm được các tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là gì, để ứng dụng vào làm bài tập và cuộc sống hàng ngày. Hãy sử dụng tiết kiệm và tránh lãng phí nguồn nguyên liệu quý hiếm này để góp phần bảo vệ môi trường sống.