So sánh là gì? Tác dụng, dấu hiệu, cấu tạo của phép so sánh

2.3/5 - (112 votes)
So sánh là gì? Tác dụng, dấu hiệu, cấu tạo của phép so sánh

Trong bốn phép tu từ nhân hóa, ẩn dụ, so sánh và hoán dụ trong chương trình ngữ văn, phương pháp so sánh được đánh giá là dễ nhận biết và dễ sử dụng hơn các phương pháp còn lại. Đây là một trong những biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến nhất. Phép so sánh xuất hiện thường xuyên không chỉ trong các tác phẩm văn học, mà còn xuất hiện trong văn cảnh giao tiếp hàng ngày. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm so sánh là gì trong bài viết này.

So sánh là gì

So sánh chính là đối chiếu sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác, cùng những nét tương đồng nhằm làm tăng thêm sự nổi bật, lôi cuốn của cách diễn đạt.

so-sanh-la-gi
so sánh là gì

Ví dụ: Anh ấy đẹp trai như diễn viên Hàn Quốc.

=> Tác giả đã so sánh “anh ấy” với “diễn viên Hàn Quốc” bởi có nét tương đồng: đều đẹp trai, sáng sủa.

Có thể thấy so sánh chính là một trong bốn biện pháp tu từ rất phổ biến được sử dụng rộng rãi trong văn học. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp biện pháp tu từ này trong cuộc sống hàng ngày ví dụ . 

Ví dụ:

  • Tóc bà trắng như mây, giữa tóc bà và mây đều là màu trắng 
  • Công cha như núi Thái Sơn, giữa công cha và núi giống nhau đều cao lớn. 

Tham khảo câu so sánh trong tiếng Anh để thấy sự khác biệt

Tác dụng của phép so sánh

– Giúp làm nổi bật những khía cạnh cụ thể mang tính đặc trưng của sự vật, sự việc trong từng trường hợp cụ thể  

– Nâng cao sự sinh động, hấp dẫn của cách diễn đạt và hiện tượng, đồ vật, hình ảnh 

– Giúp người đọc, người nghe dễ hình dung, liên tưởng sự việc với những gì được nói đến. Đặc điểm của so sánh là gắn sự vật cụ thể với sự vật trừu tượng, không cụ thể và vô hình. 

– Làm cho câu văn, bài thơ và cách diễn đạt hay hơn, tránh nhàm chán về cách diễn đạt.

Dấu hiệu của phép so sánh

dau-hieu-cua-phep-so-sanh
dấu hiệu của phép so sánh

Từ khái niệm so sánh là gì ở trên, ta sẽ cùng tìm hiểu về những dấu hiệu và đặc điểm của biện pháp so sánh qua một số ví dụ dưới đây.

Ví dụ: Trời xanh biếc như màu nước biển 

=> Sự vật được so sánh: Trời xanh

=> Từ so sánh: như

=> Sự vật được dùng để so sánh: nước biển 

Dựa vào ví dụ trên ta có thể thấy, cấu tạo của một câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh sẽ bao gồm: vế được so sánh và vế để ta so sánh. Giữa hai vế so sánh thường sẽ có dấu câu, từ so sánh. Một số từ so sánh là: tựa như, như, giống như, như là, bao nhiêu, bấy nhiêu.

Để phân biệt trong câu có sử dụng biện pháp so sánh hay không, ta chỉ cần dựa vào hai căn cứ:

  • Chứa các từ so sánh: tựa như, như, giống như, như là, bao nhiêu, bấy nhiêu…
  • Về nội dung: có 2 sự vật cùng có điểm tương đồng so sánh với nhau

Cấu tạo của phép so sánh 

Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh:

  • Vế A_ phương tiện so sánh_ từ so sánh_ vế B

Trong đó:

  • Vế A: là các sự vật, hiện tượng được ta so sánh
  • Vế B: là các sự vật, hiện tượng được mang ra để cùng so sánh với sự vật, hiện tượng của vế A
  • Phương tiện so sánh: là những nét tương đồng giữa cả hai vế
  • Từ so sánh: tựa như, như, giống như, như là, bao nhiêu, bấy nhiêu…

Ví dụ: “Tóc bà bạc trắng như mây”

  • Vế A: tóc bà 
  • Vế B: mây
  • Phương tiện so sánh: bạc trắng 
  • Từ so sánh: như

=> Hình ảnh so sánh muốn nói lên tóc bà đã bạc phơ, bà đã già.

Tuy vậy, trong thực tế mô hình này cũng đã được thay đổi như sau:

  • Lược bỏ cả phương tiện so sánh và từ so sánh

Lúc này, mô hình sẽ trở thành: Vế A_ vế B

Ví dụ: “Chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

  • Đảo từ so sánh với vế thứ hai lên trên đầu

Mô hình cấu tạo phép so sánh sẽ như sau:

Từ so sánh_vế B, vế A

Ví dụ: Như loài kiến, con người cũng phải chăm chỉ, cố gắng.

Các kiểu so sánh 

So sánh bằng

Định nghĩa: Kiểu so sánh này dùng để so sánh, đối chiếu hai hiện tượng, sự vật, sự việc có điểm chung. Không chỉ vậy, nó còn giúp bạn hình dung hoặc thể hiện các đặc điểm hoặc bộ phận của sự vật hoặc sự kiện mà bạn so sánh để người đọc và người nghe dễ hình dung. 

Các từ so sánh dùng cho kiểu so sánh ngang bằng: tựa như, như, giống như, như là,…

  • Ví dụ:

– Mặt trăng như một quả trứng bạc

– Mặt trời ở trên đảo Cô Tô giống như một lòng đỏ trứng gà đầy đặn

kieu-so-sanh-bang
so sánh bằng

Xem thêm trạng từ so sánh trong tiếng Anh

So sánh hơn kém

Sự so sánh này giúp so sánh hai sự việc, sự vật làm cho chúng trở thành một mối quan hệ hơn kém. Từ đó giúp nhấn mạnh đặc điểm của sự vật, sự việc còn lại. 

Ta có thể chuyển đổi từ biện pháp so sánh ngang bằng thành so sánh hơn kém với cách thay thế các từ như không, chẳng, chưa, hơn…

  • Ví dụ:

 – Chiếc bàn của Mi to hơn của tôi

– Anh Văn cao hơn tôi và mẹ tôi  

So sánh giữa hai sự vật 

Kiểu so sánh này thường được sử dụng rộng rãi, dựa trên khía cạnh tương đồng, điểm chung giữa cả hai sự vật để ta có thể đối chiếu so sánh chúng với nhau.

  • Ví dụ:

– Trời đen như mực

– Cây gạo như tháp đèn to lớn

So sánh giữa vật với người và người với vật

Kiểu so sánh này chủ yếu dựa trên điểm chung của phẩm chất, đặc điểm của người cùng với một sự vật nào đó để có thể so sánh đối chiếu. Từ đó nêu bật phẩm chất, đặc điểm của người được đem ra so sánh.

  • Ví dụ:

– Cây tre thanh cao như con người Việt 

– Chân của anh cứng như cột đình 

So sánh giữa hai âm thanh với nhau

Phép so sánh này sẽ đối chiếu đặc điểm của hai âm thanh cùng với nhau để nêu bật đặc điểm và phẩm chất của sự vật được so sánh.

  • Ví dụ

– Tiếng suối trong vắt như bài hát mẹ ru 

Xem thêm các tài liệu văn học mới nhất của AMA

So sánh giữa hai hoạt động với nhau

Đây chính là kiểu so sánh hay gặp trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam, có tác dụng cường điệu hóa hiện tượng, sự vật được mang ra so sánh.

  • Ví dụ:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

Các biện pháp tu từ so sánh rất khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh và phong cách của mỗi người. Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn những hiểu biết cơ bản nhất về so sánh là gì. Từ đó bạn có thể dễ dàng xác định được biện pháp tu từ so sánh và vận dụng thành thạo hơn trong cuộc sống hàng ngày. 

Anh ngữ AMA tổng hợp