Sinh vật sống là gì? 10 đặc điểm của cơ thể sống

Đánh giá bài viết này
Sinh vật sống là gì? 10 đặc điểm của cơ thể sống

Sinh vật sống tồn tại rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Có thể sẽ có rất nhiều bạn học sinh khi nghe tên thôi cũng đã nhanh chóng và dễ dàng phân biệt được đâu là cơ thể sống, đâu là vật không sống. Tuy nhiên chắc chắn rằng các bạn sẽ chưa hiểu được rõ sinh vật sống là gì? sinh vật sống có đặc điểm nào? Vậy hôm nay Ama sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời nhé.

Sinh vật sống là gì?

Từ các tế bào, có thể là đơn bào hoặc đa bào sẽ tạo thành những sinh vật, ở sinh vật đa bào, các tế bào sắp xếp với nhau để tạo thành các mô. Các mô khác nhau kết hợp với nhau tạo thành các cơ quan và các cơ quan cùng nhau tạo thành các hệ cơ quan. Cuối cùng, các hệ thống này cùng nhau tạo thành một sinh vật. Những sinh vật này có dấu hiệu của sự sống được gọi là sinh vật sống.

Tình trạng sống sẽ được biểu hiện nhiều mức độ khác nhau ở các loài khác nhau. Một số sinh vật có hệ thống sống phức tạp, trong khi các sinh vật khác lại sống khá đơn giản. Các sinh vật sống này phụ thuộc rất lớn vào thức ăn, nước uống và không khí, quy định theo thời gian và sinh sản sẽ thực hiện được sự tăng trưởng của chúng. Hơn nữa, các sinh vật duy trì môi trường bên trong của chúng ở mức không đổi bất kể những thay đổi của môi trường bên ngoài.

Khái niệm sinh vật sống

Khái niệm về sinh vật sống

Phân biệt sinh vật sống và vật không sống

Trong cuộc sống xung quanh chúng ta tồn tại chủ yếu hai loại chính đó là sinh vật sống và vật không sống. Sự khác biệt lớn nhất của hai loại này đó chính là sự sống.

Sinh vật sống Vật không sống
Có tế bào sống Không có tế bào
Duy trì cân bằng nội môi Không sống không có khả năng duy trì cân bằng nội môi
Trải qua quá trình sinh trưởng và phát triển Không trải qua quá trình sinh trưởng và phát triển
Có thể tiến hóa Không thể tiến hóa
Phụ thuộc vào thức ăn, môi trường và nước uống Không đòi hỏi bất cứ thứ gì để tồn tại
Lớn lên và sinh sản Không thể lớn lên dù có thể có sự trao đổi chất với môi trường

Bảng so sánh sinh vật sống và vật không sống

Ví dụ minh họa về sự sống và vật không sống

Sinh vật sống: Con lợn, cây đu đủ… chúng lấy các chất dinh dưỡng, nước và loại bỏ các chất thải ra ngoài để sống. Sau một thời gian chúng lớn lên và sinh sản là nhiều loài cùng loại khác.

sinh vật sống

Sinh vật sống

Vật không sống: Cái bàn, hòn đá

10 đặc điểm của cơ thể sống

Để tồn tại được trong cơ thể sống đòi hỏi phải có những đặc điểm quan trọng như có sự trao đổi chất với môi trường, có nghĩa là trao đổi chất, giữ lại những chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra bên ngoài, như vậy mới có thể tồn tại được lâu dài. Vậy đặc điểm của cơ thể sống là gì? Trên trái đất có hàng vạn cơ thể sống và có rất nhiều đặc điểm để nhận biết, tuy nhiên chúng sẽ có 10 đặc điểm chính và quan trọng như sau.

Đặc điểm sinh sản

Sinh sản là quá trình tạo ra thế hệ, nòi giống tiếp theo, những cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài. Sinh sản được chia là 2 loại là sinh sản hữu tính hoặc sinh sản vô tính.

Sinh sản hữu tính Sinh sản vô tính
Khái niệm Là sự kết hợp của bố mẹ, sự kết hợp của đực cái và sự hợp nhất của các giao tử.

Tạo ra con cái là duy nhất về mặt di truyền và làm tăng sự biến đổi di truyền trong một loài.

Là hình thức sinh sản chỉ liên quan đến một cá thể duy nhất, có thể là bố hoặc mẹ.
Ưu điểm Động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện sống thay đổi nhờ sự tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền – Cá thể sống độc lập vẫn có thể sinh sản

– Trong một thời gian ngắn có thể tạo ra số lượng giống lớn.

– Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh.

Nhược điểm Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp – Không đa dạng di truyền

– Dễ bị chết hàng loạt khi có sự thay đổi về điều kiện sống

Ví dụ Các loài động vật bậc cao như con người, sư tử, khỉ, chó, mèo… Các loại thực vật: Hoa lan, hoa hướng dương…

Tăng trưởng, phát triển và thay đổi

Sự thay đổi về kích thước, ngoại hình, màu sắc…sẽ khác nhau tùy vào điều kiện sống, điều kiện môi trường và sự sinh trưởng, phát triển.

Một hạt giống nhỏ nếu được ở trong một điều kiện thích hợp có thể hình thành và phát triển thành một cây cao lớn khỏe. Hay nói cách khác tất cả các cơ thể sống đều có khả năng tăng trưởng, phát triển và thay đổi.

Dấu hiệu nhận biết lớn nhất của một cơ thể sống đó chính là bị tuyệt chủng nếu các cơ thể sống đều có khả năng tăng trưởng, phát triển và thay đổi

Đặc điểm của sinh vật sống

Sự trao đổi chất

Cần trao đổi chất mới tồn tại, sinh trưởng và phát triển được dù bất kỳ sinh vật sống nào cũng vậy. Bên cạnh đó cần phải đòi hỏi năng lượng mới có thể tồn tại.

Các loài sinh vật dị dưỡng bao gồm động vật ăn thịt, động vật ăn cỏ, động vật ăn tạp và động vật phân hủy, tìm thức ăn từ các sinh vật khác.

Sinh vật tự dưỡng, chẳng hạn như thực vật phù du và vi khuẩn sắt, tự tạo thức ăn cho chúng. Nhưng tất cả các sinh vật này đều sử dụng thực phẩm để tạo ra năng lượng bằng cách trao đổi chất, nhằm duy trì sự sống.

Cơ thể sống phải được cấu tạo từ các tế bào

Từ sinh vật đơn bào như vi khuẩn đến sinh vật đa bào như con người, tất cả các sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.Tế bào là cơ sở cơ bản nhất để xây dựng sự sống cho bất kỳ loài vật nào.

Tế bào có vai trò quan trọng trong cơ thể sống, một cơ thể sống có thể được tạo ra từ một hoặc hàng nghìn tỷ tế bào

Có thể thay đổi và thích nghi với môi trường sống khác nhau

Những sinh vật sống sẽ biết được điều gì đang diễn ra xung quanh chúng và chúng sẽ có những thay đổi phù hợp với môi trường

Sự thích nghi có thể bao gồm các đặc điểm cấu trúc, sinh lý hoặc hành vi giúp cải thiện khả năng sống sót của tất cả các sinh vật sống.

Sự cân bằng nội môi

Quá trình sinh vật duy trì môi trường bên trong ổn định. Tế bào giữ cho sinh vật ở nhiệt độ ổn định bằng cách cân bằng các hợp chất hóa học, sinh học để loại bỏ chất thải trong cơ thể, được gọi là cân bằng nội môi. Và mất cân bằng nội môi có thể gây nguy hiểm đến sự sống.

Nội môi diễn ra ở bất kỳ sinh vật nào dù sinh vật sống lớn, nhỏ, đơn giản hay phức tạp

Khả năng di truyền

Tất cả sinh vật đều mang DNA. DNA này phục vụ như một quy tắc cho sự tăng trưởng, phát triển và các đặc điểm cá nhân. Nó hiện diện trong mọi tế bào trong cơ thể sinh vật và điều chỉnh tất cả các khía cạnh vật lý của cuộc sống sinh vật đó.

Có thể di chuyển được

Không những động vật mới có thể duy chuyển được, mà tất cả các sinh vật đều biết duy chuyển để thích nghi và tồn tại. Cây có thể xoay lá về phía mặt trời, đóng cánh hoa và uốn cong thân cây khi cần thiết.
Còn động vật chúng có thể di chuyển đến đâu mà chúng thích, mang lại lợi ích, phục vụ cho sự sinh tồn. Có khả năng di chuyển là một đặc điểm quan trọng của cuộc sống.

Có thể thực hiện các quá trình sống cơ bản

Cơ thể sinh vật có khả năng thực hiện các quá trình sống cơ bản là: cảm ứng và vận động, dinh dưỡng, sinh trưởng, hô hấp, bài tiết, sinh sản.

Những cơ thể sống đầu tiên có những đặc điểm nào

Những cơ thể sống đầu tiên có những đặc điểm có cấu tạo đơn giản – dị dưỡng – yếm khí.

Môi trường của sinh vật sống

Khái niệm về môi trường sống của sinh vật

Tùy vào mỗi loại sinh vật mà có chúng có mối trường sống và chúng thích nghi được trong các môi trường sống khác nhau. Môi trường sống của sinh vật là không gian sống, môi trường xung quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của chúng.

Các môi trường sống của sinh vật

Trên trái đất có hơn hàng ngàn loài sinh vật sống, chính vì vậy môi trường sống của chúng vô cùng đa dạng và phong phú. Dựa vào những yếu tố đó người ta chia môi trường sống của sinh vật thành 4 loại chính:

1. Môi trường nước

Trong môi trường nước lại được chia ra nhiều loại nước khác nhau: nước mặn, nước ngọt, nước lợ,..

Ví dụ:

+> Cá rô phi sống trong môi trường nước ngọt

Cá ngừ sống trong môi trường nước mặn

+> Cá bớp, Cá chẽm sống trong môi trường nước lợ

2. Môi trường trong đất

Tùy vào điều kiện môi trường mà sinh vật thích nghi với môi trường đất khác nhau như: đất cát, đất ẩm, sỏi đá,…
Môi trường đất bao gồm đất cát, đất sét, đất đá, sỏi,.. tùy vào từng điều kiện môi trường mà các loài sinh vật sinh sống ở đó là khác nhau.

Ví dụ:

+> Con giun đất sống ở trong lòng đất

+> Tê tê có thể bơi được trong cát

3. Môi trường trên cạn

Bao gồm các môi trường đồi núi, đồng bằng, bầu khí quyển trong trái đất,… Đây là môi trường có rất nhiều sự sống, trong đó có con người. Bao gồm các môi trường đồi núi, đồng bằng, bầu khí quyển trong trái đất,…

Ví dụ:

+> Các loại cây xanh

+> Các loại gia súc – gia cầm

+> Chim, cò, vạc,…

4. Môi trường sinh vật

Sinh vật cũng là một môi trường sống lý tưởng cho các loại sinh vật khác.

Ví dụ:

+> Bộ lông chó là nơi cư trú của các loại bọ

+> Ruột là môi trường sống của giun sán

Sinh học là môn học được rất nhiều em học sinh yêu thích, bởi nó giúp ta khám phá được những thứ tồn tại trong cuộc sống xung quanh chúng ta. Trên đây là những chia sẻ về sự sống và đặc điểm của sinh vật, các em cùng phụ huynh nhớ thường xuyên theo dõi Ama để có thêm nhiều kiến thức môn sinh học và các môn học khác nhé.