PR viết tắt của từ gì? Các loại hình PR trong doanh nghiệp

5/5 - (1 vote)
PR viết tắt của từ gì? Các loại hình PR trong doanh nghiệp

PR viết tắt của từ gì? PR là từ ngữ khá quen thuộc, được dùng phổ biến trong truyền thông, marketing,… Những nghệ sĩ hay người hoạt động công chúng sẽ biết rất rõ về ý nghĩa của từ khóa này. Tuy nhiên, người bình thường ít hoạt động trong các lĩnh vực kể trên có thể sẽ không có được cái bao quát và tường tận nhất. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về khái niệm của PR, làm PR là làm những việc gì cùng rất nhiều vấn đề liên quan ngay sau đây bạn nhé.

PR viết tắt của từ gì trong tiếng Anh

Public Relations được viết tắt là PR. Từ này có nghĩa là quan hệ công chúng.

Public Relations là các hoạt động của một nhóm người, một bộ phận trực thuộc cơ quan hay doanh nghiệp của họ. Họ sẽ chủ động quản lý các mối quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng hình ảnh tích cực của công ty, tổ chức mình và giữ gìn nó với khách hàng. Hiểu một cách đơn giản thì Public Relations là những hoạt động nhằm tạo dựng hình tượng, gây ấn tượng và thiện cảm cho công chúng đối với một tổ chức hay doanh nghiệp cụ thể nào đó.

Viết sự thành công vượt bậc của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, giờ đây PR còn được thực hiện online thông qua các kênh Marketing khác nhau như: facebook, website, blog,… Các trang báo online, giải pháp SEO, các trang mạng khác nhau,… Có thể thấy, Public Relations dần nên đa dạng và phổ biến trong thời đại hiện nay.

Xem thêm thuật ngữ tiếng Anh về chứng khoán

pr-viet-tat-cua-tu-gi
PR viết tắt của từ gì

Nghề PR là gì

Public Relations là một nghề ngày càng phổ biến và xuất hiện rộng rãi ở Việt Nam. Ngành PR là một kênh marketing tiếp thị với mục tiêu là kết nối công ty, doanh nghiệp với đối tượng là mục tiêu hướng đến hay công chúng. Nghề PR cần kết nối với các đối tượng công chúng sau:

  • Khách hàng là người sử dụng dịch vụ hay đối tác của cơ quan, doanh nghiệp.
  • Các cơ quan truyền thông để hoạt động PR của mình phổ biến rộng rãi hơn.
  • Các cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc quản lý,…
  • Ban tổ chức lãnh đạo và các thành viên làm trong công ty 
  • Các công đoàn, tổ chức hay doanh nghiệp khác.

Xem thêm các tài liệu khác về marketing tại AMA

Các loại hình PR trong doanh nghiệp

Tổ chức sự kiện: các sự kiện liên quan đến tuyên truyền, quảng bá sản phẩm hay thương hiệu thường xuyên được các doanh nghiệp tổ chức tại các công viên, sân vận động, nhà văn hóa… Các sự kiện này đã đạt được những hiệu quả nhất định, thu hút đông đảo sự chú ý từ người khác. Từ đó, thành công xây dựng, cải thiện sản phẩm, thương hiệu của mình. Đồng thời mở rộng thị trường, đối tác hay khách hàng tiềm năng…

Tài trợ: được hiểu là giúp đỡ, cho tặng bằng hiện vật hoặc hiện kim thông qua các trang báo chí, kênh truyền thông cho một chương trình.

Tài trợ thương mại: là một hình thức của tài trợ. Đối tượng được tài trợ là các chương trình truyền hình như gameshow, các chương trình giải trí khác…Tài trợ từ thiện: Đối tượng được tài trợ là người nghèo, người bất hạnh, người gặp khó khăn thiệt hại do thiên tai… Từ đó chiếm được thiện cảm, quảng bá hình ảnh của cá nhân hay doanh nghiệp…

Bài Public Relations / Advertorial: Bài viết cung cấp kiến thức hay bàn luyện về một việc theo motip: vấn đề, giải pháp và cuối cùng nói về sản phẩm. Bài viết dẫn dắt một cách khéo léo, hướng người tiêu dùng đến với sản phẩm một cách tự nhiên.

Thông cáo báo chí: Các sự kiện đặc biệt của doanh nghiệp được giới báo chí truyền thông săn đón và đưa tin như lễ khai trương, khánh thành, kỷ niệm, sự kiện lớn của công ty, doanh nghiệp…

Quan hệ cộng đồng: Tham gia các cộng đồng rộng lớn, với các công ty, doanh nghiệp nổi tiếng, đối tác hay khách hàng. Nhằm học hỏi kinh nghiệm, mở rộng mối quan hệ, quảng bá thương hiệu, mở rộng khách hàng, đối tác tiềm năng…

Ngoài ra, còn tồn tại rất nhiều hình thức PR khác như: Xử lý khủng hoảng về vấn đề truyền thông; Các hoạt động xã hội; Phát hành các tài liệu, ấn phẩm; Các hoạt động phi thương mại khác…

Public Relations có chức năng xây dựng thương hiệu, xây dựng hình ảnh của sản phẩm, công ty, doanh nghiệp hay bản thân của một cá nhân cụ thể. Cũng vì vậy mà những người nghệ sĩ, ca sĩ, diễn viên, người làm nghệ thuật cũng sử dụng nhiều phương pháp Public Relations khác nhau để quảng bá bản thân hay sản phẩm của mình.

cac-loai-hinh-pr-trong-doanh-nghiep
các loại hình PR trong doanh nghiệp

Xem thêm từ vựng tiếng Anh về startup

Các bước xây dựng chiến lược PR cho doanh nghiệp

Bước 1: Xác định mục tiêu Public Relations

Đây là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng khi xây dựng kế hoạch quan hệ công chúng. Người hay nhóm PR cần xác định được các mục tiêu được nhắm tới khi PR trong từng khoảng thời kỳ nhất định.

Bước 2: Xác định chính xác đối tượng mục tiêu

Bạn sẽ hoàn toàn không biết PR cho ai nếu không có đối tượng mục tiêu cụ thể. Việc phân tán quá nhiều đối tượng khác nhau sẽ khiến PR không hiệu quả. Hãy xác định đối tác, độ tuổi, nghề nghiệp cụ thể, nhu cầu của họ và thông điệp nên truyền tải.

Bước 3: Xây dựng chiến lược cho mục tiêu quan hệ công chúng

Xây dựng chiến lược là điều vô cùng cần thiết. Chiến lược cần phải dựa trên thảo luận, tổng hợp và hoàn thiện các ý kiến.

Bước 4: Xác định chiến thuật Public Relations

Xác định thời điểm công bố, tung sản phẩm ra thị trường. Các nguồn lực phục vụ quá trình như vật lực, nhân lực và các nguồn lực khác để đảm bảo PR đạt hiệu quả cao nhất.

Bước 5: Thiết lập ngân sách phục vụ xuyên suốt quá trình PR

Thiết lập, tính toán các khoản đầu tư trong từng giai đoạn PR. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro nhưng vẫn đảm bảo PR có hiệu quả.

Bước 6: Xây dựng kế hoạch hành động

Dựa vào mục tiêu đã đặt ra, đối tượng PR, chiến lược đã định và những điều kiện để có thể đáp ứng chiến dịch,… Nhóm PR cần phải có một kế hoạch đầy đủ, chi tiết, tỉ mỉ, khoa học và hoàn chỉnh.

Bước 7: Đánh giá

Đánh giá kết quả được thực hiện bởi cấp trên có thể là cá nhân, nhóm, tổ,… Giúp người đánh giá nhìn rõ những điểm thiếu sót hay cần cải thiện trong kế hoạch PR. Từ đó, giúp quá trình tiến hành diễn ra thuận lợi, ít sai sót và hiệu quả cao hơn.

Trên đây, chúng ta đã cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích về PR viết tắt của từ gì, nghề PR là ngành nghề như nào, cách xây dựng kế hoạch PR,… Anh ngữ AMA mong sẽ gửi đến bạn đọc nhiều thông tin hữu ích để vận dụng trong đời sống.