11 câu hỏi phỏng vấn xin việc và câu trả lời bằng tiếng Anh gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

5/5 - (1 vote)
11 câu hỏi phỏng vấn xin việc và câu trả lời bằng tiếng Anh gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Song song với việc tìm kiếm việc làm, thời gian phỏng vấn cũng có thể sẽ khiến bạn lo lắng không kém … và sẽ càng có thể áp lực hơn khi mà đó là buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh.

Hãy thật bình tĩnh và thả lỏng ra đi nào. Không việc gì mà bạn phải lo gì cả.

Dưới đây sẽ là 11 câu hỏi  mà các nhà tuyển dụng sẽ thường xuyên hỏi trong xuyên suốt buổi phỏng vấn, đi kèm theo đó sẽ là các câu trả lời tối ưu nhất để giúp bạn hoàn thành trọn vẹn buổi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh của mình nhé!

Buổi phỏng vấn xin việc cùng với các nhà tuyển dụng bằng tiếng Anh

1. Tell me about your background and interests. (Hãy cho tôi biết về lý lịch và sở thích của bạn.)

Phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh với câu hỏi hãy giới thiệu bản thân được xem là câu hỏi thường gặp đầu tiên, mở đầu buổi phỏng vấn. Ở dạng câu hỏi này, người phỏng vấn thực ra cần ở đây không phải hỏi để tìm câu trả lời. Điều mà các nhà tuyển dụng đánh giá ở đây đó chính là sự tự tin, nhiệt huyết và niềm đam mê của các ứng viên qua câu trả lời của ứng viên thể hiện cho họ thấy được. Đây cũng chính là câu hỏi tuyệt vời nhất để các ứng viên có thể thể hiện được kỹ năng giao tiếp của bản thân và gây được ấn tượng mạnh với các nhà tuyển dụng.

Trả lời: 

Câu trả lời của ứng viên khi là sinh viên mới ra trường:

Hello. Trang is my name. I am a 23-year-old woman. I earned my bachelor’s degree in Finance and Banking from Foreign Trade University. Last year, I did an internship as a teller at VietNam International Bank. I am a highly motivated individual who picks things up quickly. I enjoy participating in group events and can effectively manage my time.

Xin chào. Trang là tên của tôi. Tôi là một phụ nữ 23 tuổi. Tôi tốt nghiệp cử nhân Tài chính – Ngân hàng tại Đại học Ngoại thương. Năm ngoái, tôi đã thực tập với vị trí giao dịch viên tại Ngân hàng Quốc tế Việt Nam. Tôi là một người có động lực cao và tiếp thu mọi thứ một cách nhanh chóng. Tôi thích tham gia các sự kiện nhóm và có thể quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả.

Câu trả lời của ứng viên khi là người đi làm có kinh nghiệm:

My name is Vu, and I’d like to introduce myself. I am a 28-year-old woman. In 2012, I graduated from Vietnam National University with a bachelor’s degree in business administration. From a fresher to a manager, I worked as a headhunter at Navigos Search for 5 years. Because of my skills and professional experience, I am a good fit for the position. I’d like to join your organization in order to expand my horizons and better enhance my skills.

Tôi tên là Vũ, tôi muốn tự giới thiệu. Tôi là một phụ nữ 28 tuổi. Năm 2012, tôi tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Từ một người mới thành niên trở thành một nhà quản lý, tôi đã làm việc với tư cách là một chuyên gia săn đầu người tại Navigos Search trong 5 năm. Vì kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn của tôi, tôi rất phù hợp với vị trí này. Tôi muốn tham gia tổ chức của bạn để mở rộng tầm nhìn và nâng cao kỹ năng của mình tốt hơn.

Chuẩn bị trả lời khéo léo trong buổi phỏng vấn bằng tiếng Anh

2. What are your strengths? (Thế mạnh của chính bạn đó là gì?)

Tính với câu hỏi về thế mạnh của bản thân ứng viên mình thì điều mà người phỏng vấn thực sự đang muốn tìm kiếm đó chính là bạn nghĩ sẽ nghĩ bản thân bạn là người tích cực như thế nào. Ở câu hỏi này không có câu trả lời đúng hay câu trả lời sai. Mặc dù là như vậy nhưng thế mạnh của bạn trình bày ra nên có sự liên quan đến công việc, đặc biệt nhất chính là có liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển.

Trả lời: 

My greatest strength, I believe, is my ability to quickly and effectively solve problems. I can see various sides to a subject, which qualifies me to accomplish my work even under difficult circumstances. By resolving that issue, I was able to improve my communication skills. My capacity to see all sides of a subject, I believe, will help me collaborate more effectively with my teammates.

Tôi tin rằng sức mạnh lớn nhất của tôi là khả năng giải quyết khó khăn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tôi có thể nhìn thấy nhiều khía cạnh khác nhau của một chủ đề, điều đó giúp tôi có đủ điều kiện để hoàn thành công việc của mình ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn. Bằng cách giải quyết vấn đề đó, tôi đã có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình. Tôi tin rằng khả năng nhìn thấy mọi khía cạnh của chủ thể sẽ giúp tôi cộng tác hiệu quả hơn với đồng đội của mình.

3. What are your weaknesses? (Điểm yếu của chính bạn đó là gì?)

Câu hỏi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh này thực chất ra cũng có thể được xem là một “cái bẫy” chết người. Trả lời quá trung thực về chính điểm yếu của bản thân mình thì sợ người tuyển dụng đánh giá thấp mình, mà nếu nói bản thân không có điểm yếu gì cũng sai, vì vốn dĩ ít hay nhiều con người ai cũng phải có từ một đến hai điểm yếu. Vậy nên phải trả lời như thế nào mới được cho là đúng và hợp lý nhất? Bạn không cần phải nói ra quá nhiều điều tiêu cực về bản thân của mình, mà hãy đưa ra một số yếu điểm nào đó không phải quá ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc mà bạn ứng tuyển.

Trả lời: 

I’m a bit of a jerk who constantly criticizes myself. Even if I receive great feedback from coworkers and consumers after completing a project, I always feel like I could do a better job. This causes me to overwork and become fatigued. Over the last few years, I’ve attempted to take the time to objectively evaluate my performance and to celebrate my accomplishments. This not only boosted my job and confidence, but it also taught me to respect my colleagues and other support systems, who are always there for me.

Tôi là một kẻ hay chỉ trích bản thân. Ngay cả khi tôi nhận được phản hồi tuyệt vời từ đồng nghiệp và người tiêu dùng sau khi hoàn thành một dự án, tôi luôn cảm thấy mình có thể hoàn thành công việc tốt hơn. Điều này khiến tôi phải làm việc quá sức và mệt mỏi. Trong vài năm qua, tôi đã cố gắng dành thời gian để đánh giá một cách khách quan hiệu suất của mình và ăn mừng những thành tích của tôi. Điều này không chỉ thúc đẩy công việc và sự tự tin của tôi mà còn dạy tôi tôn trọng đồng nghiệp và các hệ thống hỗ trợ khác, những người luôn ở bên cạnh tôi.

4. What do you want to achieve in the short run? (Các mục tiêu ngắn hạn của bạn ứng viên là gì)

Một câu hỏi rất thường dễ gặp phải khi phỏng vấn bằng tiếng Anh nữa là sẽ về mục tiêu (ngắn hạn hay là dài hạn). Mục tiêu ngắn hạn của bạn cần phải có sự liên quan đến với vị trí mà bạn đang có nhu cầu ứng tuyển vào công ty. Hãy thể hiện mình là một người muốn nỗ lực được đóng góp cho công ty và tham gia vào mang sứ mệnh là cống hiến cho tổ chức. 

Ví dụ:

My short-term goal is to find a job that allows me to put my skills and knowledge to good use. I’d like to contribute to the growth and success of the company where I work.

Mục tiêu ngắn hạn của tôi là tìm một công việc cho phép tôi sử dụng tốt các kỹ năng và kiến ​​thức của mình. Tôi muốn đóng góp vào sự phát triển của quý công ty đây và góp thành công cho của công ty nơi tôi làm việc.

Hãy khéo léo trả lời nhà tuyển dụng để gây được ấn tượng tốt

5. What do you want to achieve in the long run? (Các mục tiêu dài hạn của bạn ứng viên là gì?)

Đây là câu hỏi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh sẽ khiến cho khá là nhiều người lúng túng và ấp úng, vì thật ra mà nói thì nhiều lúc chính bản thân bạn còn chưa biết mục tiêu dài hạn trong 5 – 10 năm nữa của mình đó là gì. Tuy là vậy nhưng câu hỏi này sẽ khiến cho các nhà tuyển dụng có thể dễ dàng đánh giá con người bạn đã có thể xác định được lộ trình thăng tiến và mục tiêu việc làm mà bạn đã hướng đến hay là chưa. Những ứng viên có mục tiêu rõ ràng và sự nỗ lực từng ngày để đạt được mục tiêu đó sẽ luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn các ứng viên khác.

Ví dụ:

In five years, I’d like to be working in a management role for a corporation. I want to make a difference, and I’m ready to put in the effort to do so. I don’t want a typical job; I want something unique that I can be proud of.

Trong 5 năm nữa, tôi muốn được làm việc với vai trò quản lý cho một tập đoàn. Tôi muốn tạo ra sự khác biệt và sẵn sàng nỗ lực để làm được điều đó. Tôi không muốn một công việc điển hình; Tôi muốn một cái gì đó độc đáo mà tôi có thể tự hào.

6. Are you a good multitasker? (Bạn có phải là một người làm việc đa nhiệm giỏi?)

Với câu hỏi phỏng vấn này thì nhà tuyển dụng hay người phỏng vấn các bạn thực sự muốn biết liệu bạn có phải là người dễ bị stress hay hoảng loạn, rối ren khi phải đặt mình vào trong 1 hoàn cảnh công việc cực kỳ áp lực hay là không? Bởi vì đa số ngày nay, các công ty đều kỳ vọng và mong muốn ở nhân viên của mình trong công ty đảm nhiệm ngày càng có nhiều trách nhiệm hơn đối với cả 1 khối lượng công việc khổng lồ. Vậy, cách trả lời tối ưu nhất đó chính là mình có thể làm việc được dưới áp lực công việc mang tính áp lực cao.

Trả lời:

Workplace pressures, such as having a large number of tasks to complete or a looming deadline, will encourage me to be more productive. Of course, too much pressure might result in stress. However, I am optimistic that I will be able to balance my obligations with other projects and complete my work on time, reducing my stress levels.

Áp lực tại nơi làm việc, chẳng hạn như có một số lượng lớn nhiệm vụ phải hoàn thành hoặc thời hạn chót, sẽ khuyến khích tôi làm việc hiệu quả hơn. Tất nhiên, có quá nhiều áp lực có thể sẽ dẫn đến sự căng thẳng. Tuy nhiên, tôi lạc quan rằng tôi sẽ có thể cân bằng nghĩa vụ của mình với các dự án khác và hoàn thành công việc đúng hạn, giảm mức độ căng thẳng của tôi.

7. Why did you resign from your former position? (Tại sao bạn lại từ chức vị trí cũ của mình?)

Hãy thành thật đối với chính câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh này, thật ra ở câu hỏi nào cũng nên chọn tiêu chí thành thật là ưu tiên, nhưng tuyệt đối và hiển nhiên nên nhớ rằng là tuyệt đối không được nói xấu về công ty cũ, nói xấu về lãnh đạo cũ nơi mà bạn đã từng làm việc. Thay vào đó, chúng ta nên chọn cách đưa ra câu trả lời một cách khôn ngoan những kỳ vọng về một công việc tốt ở trong tương lai phía trước.

Trả lời: 

I became dissatisfied with my work and sought for new challenges. I am a great employee, and I didn’t want my dissatisfaction to affect the work I was performing for my boss.

Tôi không hài lòng với công việc của mình và tìm kiếm những thử thách mới. Tôi là một nhân viên tuyệt vời và tôi không muốn sự bất mãn của mình ảnh hưởng đến công việc mà tôi đang thực hiện cho sếp.

8. Why do you want to apply for this job? ( Tại sao bạn lại muốn ứng tuyển vào công việc này?)

Đây sẽ chính là cơ hội có thể giúp bạn bày tỏ với nhà tuyển dụng những sự hiểu biết của bạn về công việc và về công ty. Hãy thể hiện nguyện vọng một cách mong cầu  làm việc và cống hiến nhất đối với công việc mà mình đang ứng tuyển.

Trả lời:

It was a fantastic opportunity, but I felt I had learnt everything I could in that role. I didn’t see any promotion chances at the firm before, and I’m the sort who enjoys a challenge, so I decided it was time to change careers.

Đó là một cơ hội tuyệt vời, nhưng tôi cảm thấy mình đã học được tất cả những gì có thể trong vai trò đó. Tôi đã không thấy bất kỳ cơ hội thăng tiến nào ở công ty trước đây và tôi là người thích thử thách, vì vậy tôi quyết định đã đến lúc phải thay đổi nghề nghiệp.

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn nghiêm túc với công việc này

9. Why should I hire you? (Tại sao tôi nên chọn để thuê bạn về làm cho chúng tôi?)

Đây là lúc để bạn có thể một lần nữa khẳng định lại cho nhà tuyển dụng về thế mạnh của mình và thể hiện cho họ thấy sự phù hợp của bạn đối với vị trí ứng tuyển cũng như môi trường công ty. Hãy nói làm sao và như thế nào để có thể tự “bán” bản thân một cách thuyết phục nhất có thể.

Trả lời:

There are two compelling reasons to hire me. First and foremost, my experience is nearly identical to the qualifications you requested in your job posting. Second, I’m ecstatic and enthusiastic about this industry, and I’ll always give it my all.

Có hai lý do thuyết phục để thuê tôi. Đầu tiên và quan trọng nhất, kinh nghiệm của tôi gần giống với các bằng cấp mà bạn yêu cầu trong tin tuyển dụng của mình. Thứ hai, tôi rất hào hứng và nhiệt tình với ngành công nghiệp này, và tôi sẽ luôn cống hiến hết mình.

10. What do you know about us? (Bạn biết những gì và như thế nào về công ty của chúng tôi?)

Điều mà họ muốn biết ở đây là bạn có nghiêm túc với công việc đó hay không? Thật ra có phải là bạn đang đi phỏng vấn trong nhiều cuộc phỏng vấn ngẫu nhiên hay là không? Có rất nhiều người đã bị loại bởi vì thiếu nghiên cứu về công ty mà họ đang nộp đơn ứng tuyển.

Trả lời:

The ABC Company is a terrific place to work and where outstanding contributors are acknowledged. I want to work for a company that provides opportunity, and I know ABC Company does.

Công ty ABC là một nơi tuyệt vời để làm việc và nơi những người đóng góp xuất sắc được ghi nhận. Tôi muốn làm việc cho một công ty cung cấp cơ hội và tôi biết Công ty ABC cũng vậy.

11. How long do you intend to work for this company? (Bạn dự định sẽ làm việc cho công ty này trong bao lâu?)

Ở đây, thực ra câu hỏi dùng để xác định tính cam kết của bạn với công ty đó sẽ bền chặt ra làm sao. Một mục tiêu được đặt ra rõ ràng và có khả thi sẽ thể hiện tính cam kết lâu dài hay bạn sẽ có thể gắn bó dài lâu với công ty hay không?

Trả lời:

This firm possesses all of the qualities I seek. It gives the type of work that I enjoy, the staff are all happy, and the atmosphere is fantastic. If I am given the opportunity to work for this organization, I believe I will be able to improve and get more experience, as well as demonstrate my competence through a number of successful projects. I intend to stay for a long time.

Công ty này sở hữu tất cả những phẩm chất mà tôi tìm kiếm. Nó mang đến cho tôi loại hình công việc mà tôi thích thú, tất cả nhân viên đều vui vẻ và bầu không khí thật tuyệt vời. Nếu được trao cơ hội làm việc cho tổ chức này, tôi tin rằng mình sẽ có thể cải thiện và có thêm kinh nghiệm, cũng như chứng tỏ năng lực của mình thông qua một số dự án thành công. Tôi định ở lâu dài.

Luôn trả lời thành thật với các câu hỏi được đặt ra

Trên đây là 11 câu hỏi phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh các ứng viên sẽ thường gặp phải và những gợi ý trả lời chuyên nghiệp và ấn tượng nhất với nhà tuyển dụng. Hãy luyện tập thật nhiều để có thể chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn xin việc đầy sự tự tin và thành công nhất.