Hoán dụ là gì? Để một bài văn miêu tả hay, sinh động và hấp dẫn người đọc, chúng ta không được lơ là trong việc sử dụng các biện pháp tu từ. Chương trình ngữ văn lớp 6 có bốn biện pháp tu từ thường được sử dụng đó là: biện pháp so sánh, biện pháp nhân hóa, biện pháp ẩn dụ và biện pháp hoán dụ. Trong bốn phép tu từ trên, phép tu từ khó và ít được học sinh sử dụng đó là phép hoán dụ. Phép hoán dụ là một trong những phép tu từ được sử dụng phổ biến trong văn học. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về phép tu từ này và biết cách sử dụng nó một cách thuần thục và hay nhất. Vậy hôm nay ta sẽ cùng đi tìm hiểu kĩ hơn hoán dụ là gì ngay dưới bài viết này nhé.
Hoán dụ là gì
Mục lục bài viết
Hoán dụ là việc dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng để gọi tên sự vật, hiện tượng khác dựa trên những điểm giống nhau gần gũi giữa chúng. Điều này làm cho cách diễn đạt trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Quy trình phân tích biện pháp hoán dụ:
Bước 1: Ta sẽ nêu tên cho phép hoán dụ được sử dụng cùng với hình thức của phép hoán dụ
Bước 2: Chỉ cụ thể các từ và hình ảnh hoán dụ được sử dụng
Bước 3: Nêu hiệu quả của biện pháp hoán dụ trong câu văn/bài thơ
Có mấy kiểu hoán dụ
Có bốn hình thức hoán dụ đó là:
- Lấy bộ phận chỉ cái toàn thể
- Lấy sự vật chứa đựng gọi sự vật bị chứa đựng
- Lấy dấu hiệu, đặc điểm của sự vật chỉ các sự vật
- Lấy cái cụ thể chỉ cái trừu tượng, vô hình
Xem lại so sánh là gì
Ví dụ về hoán dụ
Ví dụ: Hùng chính là một chân sút tài giỏi trong đội tuyển.
Hình ảnh hoán dụ “chân sút” là dùng để chỉ cầu thủ bóng đá. Là dạng hoán dụ lấy cái bộ phận chỉ cái toàn thể
Ví dụ: Vy là lớp trưởng được cả lớp yêu quý, mến mộ.
Hình ảnh hoán dụ “cả lớp” dùng chỉ các thành viên trong tập thể lớp. Đây chính là kiểu hoán dụ lấy vật chứa đựng gọi tên vật bị chứa đựng.
Ví dụ: Người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh
Hình ảnh hoán dụ “người đầu bạc” để chỉ người cao tuổi, còn “kẻ đầu xanh” là chỉ những người trẻ tuổi. Kiểu hoán dụ lấy đặc điểm của sự vật chỉ sự vật.
Ví dụ: Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Hình ảnh hoán dụ “một cây” là đơn lẻ, còn “ba cây” là sự đoàn kết của rất nhiều người. Đây chính là kiểu hoán dụ lấy cái cụ thể chỉ cái trừu tượng.
Xem lại phương thức biểu đạt là gì
Phân biệt ẩn dụ và hoán dụ
Tất cả đều liên tưởng sự vật, hiện tượng này với sự vật, nhưng hiện tượng khác dựa trên sự liên tưởng. Tuy nhiên, cách phân loại ẩn dụ và hoán dụ cho thấy bản chất của ẩn dụ và hoán dụ là khác nhau vì cơ sở để liên tưởng 2 biện pháp tu từ này là hoàn toàn khác nhau.
- Phép ẩn dụ dựa trên sự liên kết của những điểm tương đồng. Tức là người ta dùng B thay vì A vì giữa A và B có những điểm giống nhau. Ở đây, A và B là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: “Thuyền đi để bến đợi chờ/ Tình đi nghĩa ở bao giờ quên nhau” => Thuyền: Là hình ảnh ẩn dụ chỉ người đi xa, bến: là hình ảnh ẩn dụ chỉ người ở lại. Giữa thuyền và bến ,người đi và người ở lại có sự tương đồng.
- Phép hoán dụ là sự liên tưởng giữa sự vật và hiện tượng. Nói cách khác, mối quan hệ giữa A và B rất gần. Khi nói về A, người ta nghĩ ngay đến B. Ví dụ Đầu xanh có tội tình gì/ Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi” => Đầu xanh: Một hình ảnh ẩn dụ về những người trẻ tuổi. Má hồng: Chỉ những cô gái dễ thương.
2 phương pháp giống nhau ở điểm:
– Cả 2 đều là chuyển đổi tên gọi, dựa vào sự liên tưởng.
– Cả 2 biện pháp đều có tác dụng tăng sức gợi hình gợi cảm.
2 phương pháp khác nhau về sự liên tưởng:
– Phép ẩn dụ thường dựa trên các mối quan hệ tương tự, có thể là hai sự vật hoặc hiện tượng không liên quan với nhau, nhưng chỉ cần chúng có những điểm tương đồng bạn có thể sử dụng biện pháp ẩn dụ.
– Hoán dụ là dựa vào sự liên tưởng gần gũi giữa sự vật, hiện tượng và chúng liên quan trực tiếp lẫn nhau.
Ví dụ:
Trong câu hoán dụ: “Áo chàm đưa buổi phân ly”
=> Người Việt Bắc cuộc sống thường sẽ mặc áo chàm. Khi tác giả dùng từ “áo chàm” sẽ giúp người đọc có liên tưởng, gần gũi ngay đến người Việt Bắc.
Ẩn dụ ở Viếng lăng Bác:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
Tác giả đã dùng biện pháp ẩn dụ là hình ảnh mặt trời để nói về Bác Hồ. Cả hai hình ảnh đều có tương đồng đó là to lớn và rất vĩ đại.
Xem lại Ẩn dụ là gì? Ẩn dụ và hoán dụ giống và khác nhau như thế nào
Trên đây là các kiến thức các bạn cần nắm vững khi hỏi hoán dụ là gì. Mong rằng các bạn sẽ áp dụng, vận dụng phương pháp tu từ này thật tốt để cải thiện ngôn ngữ trong cuộc sống hàng ngày. Với các kiến thức trên đây đã được cô đọng, dễ hiểu nhất mà AMA mang đến cho mọi người. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết này.